Thiết kế hệ thống điện
Hệ thống điện trong xưởng sản xuất lớn, nhỏ hoặc đơn giản chỉ là trong nhà cũng cần có những bản thiết kế, những lưu ý khi lắp đặt.

Sửa chữa nhà Hà Nội Bình Phương xin đưa ra một vài gợi ý cho các bạn về những lưu ý khi lắp đặt hệ
thống điện cho ngôi nhà của bạn.
1.Mục đích.
Mục đích của việc tìm hiểu về việc thiết kế hệ thống điện là gì? Đầu tiên nhằm rút ngắm thời gian lắp đặt vì có những bản thiết kế sẵn làm cho nhanh chóng đưa công trình vào vận hành, vật liệu, vật tư được tiết kiệm. Chất lượng công trình được nâng cao hơn và an toàn lao động hơn,…
Lập được bảng thống kê
các thiết bị, vật tư cần dùng đến trong việc thi công. Từ đó, kiểm tra và thống
kê chính xác những công việc cần làm, những hạng mục cân làm trước theo như bản
thiết kế và bản vẽ để lắp đặt hệ thống điện.
Khi có bản thiết kế việc bố trí nhân công để làm việc rất đơn giản và biết được họ phù hợp với từng giai đoạn nào.Tiến độ của công việc cũng được tạo biểu đồ và thời gian hoàn thiện cho công trình chính xác. Thời đại có những thay đổi về kĩ thuật số nên việc soạn các phiếu công nghệ trên bản tính để miêu tả chi tiết tiến trình thi công điện.
Mục đích của việc này cũng để có thể chọn và dự tính được số lượng của các máy móc cho công trình được hoàn thiện. Có những hình thức xử lý khác nhau không phải duy nhất một phương án có hình thức thi công điện phòng khi nào vần thiết cho việc lắp đặt.
Khi soạn thảo các biện pháp về kỹ thuật sẽ an toàn hơn cho việc thi công. Khi có bản thiết kế sẽ dễ dàng chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư, vật liệu đã có sẵn tập tập kết ở kho của công trình.
Thiết bị điện cho nhà xưởng.
2. Nghiên cứu phương án.
Để làm một bản thiết kế
cho mạng lưới điện cho những công trình phải tìm hiểu những gì xung quanh của
công trình đó như:
Khảo sát địa điểm công trình: Khảo sát địa điểm công trình rất quan trọng để lên được phương án tốt nhất cho việc thiết kế mạch điện. Lấy ý tưởng dựa trên những yêu cầu của chủ đầu tư, chủ đầu tư là người ở trong ngôi nhà nếu bạn không tìm hiểu ý kiến của họ thì ngôi nhà này sẽ không được ưng ý chủ đầu tư.
Lập kế hoạch và lên các phương án thiết kế hệ thống điện: Sau khi tìm hiểu được vấn đề về ý kiến của chủ đầu tư và có địa điểm tốt có thể lên kế hoạch và phương án để làm mạch điện. Trình phương án thiết kế và bản báo giá chi tiết, khi có bản kế hoạch nên trình bày cho mọi người biết bà báo giá thành một cách chi tiết nhất để mọi người có thể hiểu được.
Tiến hành kí kết hợp đồng: Kí kết hợp đồng rất quan trọng để có thể đảm bảo được sự an toàn không có vấn đề gì xảy ra khi hai bên xảy ra những tranh cãi. Thực hiện hợp đồng. Việc kí kết hợp đồng được hoàn thiện, sau đó chắc chắn bạn nên thực hiện hợp đồng.
Hoàn thiện và bàn giao công trình điện: Giai đoạn cuối cùng hoàn thiện hợp đồng và có thể làm những công việc cuối cùng. Hoàn tất hợp đồng bàn giao lại hệ thống điện cho chủ đầu tư.
3. Quy trình thực hiện.
Những bước thực hiện việc lắp điện đơn giản cho ngôi nhà.
Các bước | Cách thực hiện |
Bước 1. | Lắp đặt mạch điện nội
thất phương án thi công điện Lăp đặt mạch điện nội
thất bằng ống duột gà, hoặc ống uPVC - Chọn phương án đi dây - Chọn vị trí cần lắp đặt
thiết bị - Chọn vị trí đặt bảng
điện - Chọn đường dây đi |
Bước 2 | Đục tường chôn ống, hộp nối, ủ điện |
Bước 3 | Kéo dây cấp nguồn, các vi chí đã đi hộp nối, ổ cắp
công tắc, vị chí đèn |
Bước 4 | Lắp thiết bị,công tắc, ổ cắm, đèn chiếu sáng |
Bước 5 | Lắp thiết bị bảo vệ
MCB, RCBO điều khiển lên bảng và tiến hành đấu nối. việc lắp đặt hệ thống bảo vệ sẽ làm cho máy đạt hiệu quả tốt hơn và ít có tai nạn xảy ra. |
Bước 6 | Đo kiểm tra không điện,
cho vận hành chạy thử. Hoàn thiện bản đồ điện cho chủ nhà. |

4. Dịch vụ lắp điện.
Các dịch vụ mà chúng
tôi đang triển khai về thiết kế hệ thống điện gồm:
- Thiết kế hệ thống điện
nhà xưởng
- Thiết kế hệ thống điện
văn phòng
- Thiết kế hệ thống điện
dân dụng
- Thiết kế hệ thống điện
nước
- Thiết kế hệ thống điện
tòa nhà
Tùy thuộc vào mọi công
trình điện ở những địa điểm khác nhau mà chúng ta có thể lên nhiều phương pháp
thiết kế cho từng hệ thống của công trình. Những bản thiết kế tùy thuộc một phần
vào quan điểm và những yêu cầu riêng của chủ đầu tư lấy đó là phần cốt lõi của
công trình, sau đó sẽ có những phương án chi tiết, cho từng khu vực, cũng như hạng
mục thiết kế được rõ ràng và đầy đủ nhất.
Với những cán bộ, công
nhân được đào tạo về những kĩ thuật về mạng điện cũng như sửa chữa nhà, chúng
tôi đảm bảo có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cho những trường hợp lắp đặt mạng
điện trong nhà. Từ đó, với nhiều năm trong nghề công ty chúng tôi có thể sửa chữa
cũng như lắp đặt được nhiều những công trình điện cho ngôi nhà của bạn.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra vài gợi ý về việc lắp đặt hệ thống điện trong những nhà xưởng lớn.
Mạng lưới điện công nghiệp.
4.1. Mạng lưới điện công nghiệp.
Phụ tải công nghiệp là
các động cơ cao hạ áp dòng điện xoay chiều với tần số 50 Hz cho các lò điện trở,
lò hồ quang, lò cảm ứng cao trung tần, các thiết bị được biến đổi, chỉnh lưu. Có
một số nhà máy có sử dụng mạng điện là 200 V, 250 V và 400 V nhưng trong hệ thống
mạng điện công nghiệp chủ yếu sử dụng hệ thống cao áp là 380 V.
Một số máy móc sử dụng
nhiều điện và hoạt đông nhiều như trong các dây chuyền công nghê công suất lớn
như máy nghiền máy cán, máy bơm nước quạt gió, những hệ thống làm mát cho không
khí, hệ thống hút bụi trong tòa nhà thường sử dụng điện trong các cơ cao áp từ
3, 6, 10 KV.
Những yếu tố khác như
phụ tải động lực là các động cơ điện, trong công nghiệp còn có phụ tải của hệ
thống như bóng đèn, hệ thống chiếu sáng dùng điện áp là 220 V. Hệ thống đèn được
hoạt động nhiều nhất vì để chiếu sáng trong nhà xưởng dù buổi sáng hay tối.
4.2. Lắp đặt điện nhà xưởng.
Hệ thống điện nhà xưởng
bao gồm những mạng điện cao áp cung cấp điện cao áp cho trạm biến áp và các động
cơ cao áp. Mạng điện hạ áp sẽ được cung cấp cho các động cơ hạ áp và các thiết
bị chiếu sáng khác của nhà xưởng.
Từ bản vẽ đi day toàn bộ
nhà máy, bản vẽ đi dây mạng lưới điện làm động lực từng phân xưởng bản vẽ đi
dây rồi đưa nguồn điện vào những hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm lạnh của nhà
xưởng. Từ đó, tiến hành thi công nhà xưởng để thực hiện quy trình thi công điện
nhà xưởng trước hết ta cần phải có những bản đồ chi tiết nhà xưởng, mặt bằng bố
trí thiết bị trong nhà xưởng như bản vẽ nơi tủ điện, bản vẽ hệ thống thang máy,
thang cuốn cáp kết nối điện nối với nhau, sơ đồ cáp nguồn.
Cao độ lắp đặt tủ điện: bản vẽ thi công điện phải có các tuyến dây của mạng điện ngoài phân xưởng, trên bản đồ vẽ để thực hiện số lượng dây cát đi trên mỗi tuyến, mã hiệu, cao độ được lắp đặt hệ thống thang máng cáp để đưa vào lắp đặt trong những hệ thống của nhà xưởng.
Mạng điện phân xưởng.
4.3. Mạng điện phân xưởng.
Dựa vào các bản vẽ trên
ta tiến hành lắp đặt hệ thống điện nhà phân nhà xưởng. trên bản vẽ sơ đồ đi dây
mạng lưới điện phân xưởng đó chính là mạng lưới điện trong nhà trên cơ sở đó có
thể lắp đặt các tủ phân phối và tủ động lực và các máy công cụ, thể hiện sơ đồ
lên dây từ tủ nguồn tới các thiết bị, ghi rõ mã hiệu, dây tiết kiệm, đường kính
thang máng cáp, những bản vẽ có thể hiện cách lắp đặt của hệ thống điện trong
nhà.
Bảng điện trong nhà là
loại điện nhỏ nhưng cũng rất quan trong vì có những hạn chế về nguồn điện những
đường dây đi điện để cho ngôi nhà đủ điện để đưa vào hệ thống.
Lưu
ý:
Nguồn điện có thể phục
vụ được nhiều loại nhà xưởng, loại điện công nghiệp, điện trong nhà để phục vụ
cho máy móc để thi công phải lấy từ lưới điện tạm thời hoặc máy phát điện cấp
điện tại chỗ.
Khi thi công điện cho
các công trình lớn, đặc biệt là khi khối lượng lắp đặt lớn cần được tổ chức
thành những nhóm, đội với những nhóm chuyên môn để đảm bảo công việc không bị
gián đoạn và nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc tiến hành
nhịp nhàng hơn trong quá trình thi công điện.
Bộ phận chuyển bị tuyến
công tác hậu phương rất quan trọng đó là phần khảo sát tuyến, chia khoảng cách
cột, vị trí cần thi công điện cụ thể, đánh dấu đục lỗ các hộp tủ điện, đục rãnh
đi dây trên tường, xẻ rãnh đi dây trên nền đối với việc thi công điện cho một
tòa nhà, hoặc thi công điện văn phòng.
Bộ phận lắp đặt các đường
trục và các thiết bị điện để đưa điện vào cho tủ điện, bảng điện, các nhánh
phân nguồn, thiết bị sử dụng điện.
Bộ phận lắp đặt điện
trong nhà cũng như ngoài trời là người trực tiếp thi công khi đã có những bản
thiết kế, những chi tiết về bản điện bộ phận này đều phải nắm rõ để thi công
cho hoàn thành tốt nhất những yêu cầu mà chủ đầu tư đã đưa ra thể hiện trên bản
thiết kế. Bộ phận lắp đặt cũng là người chỉ ra những khuyết điểm trong thiết kế
của bản vẻ vì họ là người trực tiếp vận hành.
Bộ phận lắp đặt trang
thiết điện và mạng điện cho các thiết bị, máy móc cũng như các công trình
chuyên dụng
Bộ phận lắp đặt trang thiết bị điện và mạng điện trong các ngôi nhà được hoàn thiện, những máy móc công trình phải được kiểm tra kĩ lưỡng khi đưa vào sử dụng.