Phá dỡ nhà có cần xem ngày ???
Phá dỡ nhà là công việc đầu tiên thực hiện khi muốn xây mới hoặc sửa chữa nhà cũ. Trong tín ngưỡng của người Việt, mỗi một khu đất đều có một vị thần riêng biệt, vì vậy mà khi làm bất kì việc gì trên khu đất đó như động thổ xây nhà, phá dỡ nhà… thì đều cần phải có những nghi lễ báo cáo với vị thần đó. Hơn nữa khi phá dỡ nhà sẽ cần phải thực hiện các quy tắc để đảm bảo an toàn cho người làm cũng như xung quanh.

1. Xem ngày khi phá dỡ nhà
Theo tín ngưỡng từ bao đời nay thì mỗi mảnh đất đều có một vị
thần trông coi gọi là “Thổ Công”, vị thần không chỉ trông coi mảnh đất mà còn
có thể đem đến lộc tài cho gia chủ. Vì vậy dù là bất kì công trình lớn hay nhỏ,
bất kì việc gì làm trên khu đất đó (động thổ xây nhà, phá dỡ nhà cũ, sửa chữa
nhà mới…) thì đều cần phải thực hiện đầy đủ các nghi lễ khởi công để báo cáo với
“Thổ Công” đồng thời cầu xin thần phù hộ cho công việc xây dựng, phá dỡ, sửa chữa
nhà diễn ra được thuận lợi.
Công việc đầu tiên thực hiện nghi thức khởi công đó là chọn
ngày, giờ tốt (ngày, giờ hoàng đạo) tránh ngày, giờ xấu. Ngoài chọn ngày, giờ
hoàng đạo để động thổ khởi công thì bạn cũng cần phải chọn giờ hoàng đạo để làm
lễ cúng thần Đất xin phép được làm nhà ở trên khu đất này.
Trong quan niệm của người Việt Nam, khi làm một việc gì có
tính trọng đại ảnh hưởng lâu dài (xây nhà, cưới xin, khai trương….) thì việc
xem ngày, giờ tốt là rất quan trọng. Đối với việc phá dỡ nhà cũng vậy, bạn cũng
cần phải xem xét kĩ lưỡng khi lựa chọn ngày giờ, bạn nên nhờ những người có sự
hiểu biết và kinh nghiệm về việc xem ngày giờ để có thể chọn lựa ngày, giờ đẹp
nhất.
2. Lưu ý khi phá dỡ nhà
2.1. Lắp hàng rào bao quanh khu vực tháo dỡ
Việc phá dỡ nhà có thể gây nguy hiểm không chỉ với những người
trực tiếp tham gia thi công mà còn cả những người và khu vực xung quanh, hơn nữa
trong quá trình tháo dỡ sẽ gây ra rất nhiều bụi bẩn và tiếng ồn gây ảnh hưởng rất
nhiều đến cuộc sống của những người sinh sống gần đó. Vì thế, trước khi bắt tay
vào công việc tháo dỡ thì cần phải lắp đặt được hàng rào bao quanh khu vực thi
công, dựng các biển cảnh báo cho người đi đường nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực
xung quanh. Hơn nữa, đội thi công cũng cần nghiên cứu và thực hiện các biện
pháp để giảm tiếng ồn, khói bụi và những tác động xấu có thể gây ra trong quá
trình làm việc với môi trường.
2.2. Không phá dỡ nhà khi có gió mạnh.
Khi tháo dỡ nhà sẽ phá bỏ kết cấu chắc chắn, an toàn sẵn có
của nhà cũ, khi đó thì ngôi nhà trở nên yếu kém, không có sức chống đỡ, các chi
tiết còn lại của ngôi nhà có thể sụp đổ bất kì lúc nào. Đặc biệt khi có thời tiết
xấu, gió quá to hoặc mưa bão thì không nên tiếp tục công việc tháo dỡ vì như vậy
sẽ gây nguy hiểm cho người làm và cả xung quanh.
2.3. Kiểm tra hệ thống điện cẩn thận.
Với hệ thống điện phức tạp trong mỗi ngôi nhà thì nguy cơ bị
chập điện và cháy nổ là rất lớn, cần phải có các biện pháp đề phòng nguy cơ chập
điện, cháy nổ và điện giật. Cần nhớ ngắt hết tất cả nguồn điện trước khi phá dỡ
nhà để giữ an toàn cho những người thi công.
2.4. Chống đỡ các công trình có nguy cơ sụp đỡ.
Các ngôi nhà bị phá dỡ hầu hết là những ngôi nhà cũ nát, bị
xuống cấp và không an toàn chắc chắn. Vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ cũng
có thể gây sập ngôi nhà. Chính vì thế, nếu khảo sát thấy nhà quá xuống cấp, hãy
làm các biện pháp chống chống đỡ, tránh sụp nhà trước khi tiến hành công việc
phá dỡ nhà.
Việc tháo dỡ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm cũng như kiến thức của người thợ thi công. Tuy nhiên bên cạnh đó khi tháo dỡ nhà cũ thì có nhiều khâu đòi hỏi phải được đội ngũ thi công có chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện. Khi tiến hành tháo dỡ thì cần phải đảm bảo những yếu tố như về an toàn cho những người thi công, không để xảy ra tình trạng hư hỏng về tài sản hoặc những sự cố đáng tiếc xảy ra. Do vậy trước khi tiến hành tháo dỡ nhà cũ thì người thợ thi công cần phải xem xét, khảo sát kỹ địa bàn để đưa ra những phương án tháo dỡ cụ thể, kỹ càng, cẩn trọng.
3. Quy trình tháo dỡ nhà
Mọi công việc nếu muốn hoàn thành đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo
được chất lượng tốt nhất thì đều có một quy trình thực hiện rõ ràng với từng bước
và thời gian cụ thể. Quy trình tháo dỡ nhà của công ty thiết bị và xây dựng
Bình Phương bao gồm các bước sau:
3.1. Khảo sát mặt bằng
Sau khi tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ quý khách hàng,
công ty Bình Phương sẽ cử đội ngũ kĩ thuật viên đến khu vực cần tháo dỡ tiến
hành khảo sát địa hình rồi từ đó đưa ra được các kế hoạch phá dỡ nhà hiệu quả
và tiết kiệm nhất.
3.2. Tiến hành một số công việc trước khi phá dỡ
Việc phá dỡ nhà sẽ gây ra rất nhiều tiếng ồn cùng với bụi bẩn.
Để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và những người sinh sống xung quanh,
chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp tố nhất đển giảm mức độ tiếng ồn và
bụi bẩn xuống mức thấp nhất. Sau khi thực hiện các biện pháp giảm tiển ồn, giảm
bụi bẩn là tập hợp máy móc cùng với các thiết bị chuyên dụng để tiến hành tháo
dỡ.
3.3. Phá dỡ nhà cũ
Trong quá trình thi công phá dỡ nhà cũ nếu như những ngôi
nhà nằm ở trong ngõ nhỏ, hẹp không thể đưa máy xúc hay máy ủi vào được, thì lúc
này phương án tốt nhất chính là sử dụng các dụng cụ cầm tay để mang đến hiệu quả
công việc tốt nhất.
3.4. Bàn giao mặt bằng
Tiến hành thu gom vật liệu, phế liệu, trả lại nguyên mặt bằng
cho khách sau khi hoàn thành quá trình tháo dỡ nhà.
Bàn giao công trình, khách hàng sẽ tiến hành nghiệm thu,
đánh giá theo các tiêu chí đã ký kết trong hợp đồng.