Mua nhà
Mua nhà khó hay dễ

Vài câu chuyện mua nhà, liên quan đến sửa nhà sau đó....
..... Câu chuyên 1: mua nhà mà ..
Vừa mua được căn hộ là căn góc tầng 21 của một khu chung cư ở trung tâm Hà Nội, N 22 tuổi khóc sướt mướt gọi về cho bố mẹ "bắt đền" vì mua phải một căn hộ "như bị lừa" vì khi bóc giấy gián tường ra thì phải đến 2/3 diện tích tường là bị thấm mốc đen lại, một số vết nứt cổ trần làm cho thấm mốc nơi ngang cửa sổ. Khoảng 40% gạch lát nền bị bong lên, mặc dù trước đó có 4 vị trí bong rộp gạch đã thấy trước lúc mua, nhưng khi rời giường tủ ra thì diện tích bong rộp lại tăng lên đáng kể, khu vực lát sàn gỗ cũng bong lên, đẩy nhô sàn gỗ chừng 10cm. Khi kiểm tra toilets thì các đường thoát nước đều bị dột chảy nước thải xuống sàn nên lúc nào cũng ướt, làm bẩn sàn toilets, đường thoát nước điều hòa, do thi công không đúng kỹ thuật chảy thẳng vào sàn trong các phòng và lan lên các tường làm hoen ố rất nhiều mảng chân tường.
Nguyên nhân và cách khắc phục ẩm mốc chân tường (căn hộ ở tầng 21): Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến ẩm mốc chân tường (cao lên chừng hơn 1m):
1- Do thấm nền toilets qua mạch vữa (roong không kín) giữa các viên gạch lát nền nên nước và hơi ẩm có thể ngấm xuống nền toilets, lan rộng ra sàn của cả căn hộ rồi từ sàn chúng thẩm thấu lên tường bắt đầu với các chân tường, ngày một ngấm rộng ra sàn và cao lên các bức tường xung quanhxuống lớp vữa lót và thấm qua tường hút ẩm lên cao, lan rộng ra cả sàn và tường khu vực xung quanh.
Cách khắc phục: Với nguyên nhân này thì giải pháp triệt để là đục hết nền toilets, chống thấm kĩ xung quanh, cổ ống, và sàn toilets, sau đó ốp lại tường (1 viên gạch xung quanh) và lát lại toàn bộ nền toilets.
Chi phí: đơn hiện nay để làm việc này (tùy vào diện tích toilets): đục vận chuyển phế thải, vệ sinh, chống thấm, lót nền, lát gạch... vào khoảng 1.000.000 - 2000.000 VNĐ/m2 tùy thuộc vào loại gạch và yêu cầu chống thấm của chủ nhà.
2- do bị nứt đường nước bên trong tường (cấp và thải hoặc đường nước thoát của điều hòa) trong quá trình sử dụng: đây là nguyên nhân trực tiếp của căn hộ trên đây (do đường thải nước điều hòa) không chảy vào ống thoát nước chung của căn hộ mà chảy trực tiếp vào khe giữa gạch men ốp toilets và tương xây.
Cách khắc phục: với nguyên nhân này thì phải tìm ra nơi hở của chỗ nứt ống nước, đầu ra của đường nước thải điều hòa, xử lý để chúng đi đúng vào ống thoát nước chung của căn hộ là có thể giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Chi phí: tùy thuộc vào vị trí nứt và số lượng vị trí nứt mà việc thi công (đục gạch men rộng ra , hàn, thay, kéo dài hoặc nối lại ống nước) mà đơn giá cho mỗi vị trí từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/vị trí.
3- Do ảnh hưởng thấm của các căn hộ liền kề cũng có thể làm thấm mốc chân tường nhà mình
Cách khắc phục: - nếu thuyết phục chủ nhà liền kề sửa chữa nhà họ để tốt đẹp chung là tốt nhất, nếu không được thì
1- ốp gạch men hoặc đá granit...phía nhà mình;
2- sử dụng chống thấm ngược để không thấm vào nhà mình;
3- ốp tấm nhựa giả đá, dán xốp, dán giấy để che chỗ thấm mốc đó, sống chung với thấm (giải pháp tình thế)
Chi phí: tùy chọn giải pháp nào mà chủ nhà sẽ có mức chi phì tương ứng, nhìn chung vào khoảng 600.000/m2 tường.
4- Do co ngót kết cấu, nún không đều, hiên tượng nứt cổ tường, trần khá phổ biến ở các nhà chung cư
Cách khắc phục:
- Chống thấm ngoài (treo dây, đục vết nứt, trát lại, quét sơn chống thấm lại, sơn lại), chi phí khoảng 1.000.000 -3.000.000/m2 hoặc mét dài
- treo dây, quét sơn chống thấm chuyên dung Kingcat (có cốt vi sợi thủy tinh) trực tiếp, chi phí khoảng 800.000- 1.500.000/m2 hoặc mét dài
- Chống thấm ngược từ bên trong bằng sơn chống thấm ngược chuyên dụng như 077 của Kingcat, chi phí 250.000/m2
Nên đi xem để mua nhà, các bạn nên "vạch lá tìm sâu" ở những chỗ "hiểm" để tìm ra những thứ "ẩn" mà chủ nhà cố tình che mắt các bạn. Chúc các bạn may mắn.
Câu chuyên 2: Cách bán nhà "có tâm"
.....