sua-nha-tai-ha-noi thi-cong-son-ba

Định mức hao hụt bê tông thương phẩm

Hẳn là rất nhiều người biết đến bê tông nhưng bê tông thương phẩm thì không phải ai cũng biết. Vậy bê tông thương phẩm là gì và mức hao hụt của bê tông thương phẩm trong xây dựng ra sao. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.

Định mức hao hụt bê tông thương phẩm

1.Bê tông thương phẩm

Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay còn gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

2.Định mức hao hụt bê tông thương phẩm

Định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng là định mức kinh tế - kỹ thuật quy định về mức hao phí của từng loại vật liệu để cấu thành nên một đơn vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch...) hoặc một loiạ cấu kiện hay kết cấu xây dựng (một bộ vì kèo, một kết cấu vì chống lò...) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế - thi công hiện hành.

Vữa bê tông, ngoài việc được tính hao hụt các loại vật liệu cấu tạo nên nó như xi măng, cát, đá, sỏi qua các khâu như đã quy định trong định mức hao hụt vật liệu, còn được tính theo hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình. Tỉ lệ hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bêtông vào công trình đã tính gộp vào một. Tỉ lệ hao hụt này được tính so với khối lượng gốc.

Định mức hao hụt bê tông thương phẩm

Bạn cần hiểu rằng không phải chỉ mỗi thể tích cấu kiện. Bởi theo thống kê, mua đúng 1m3 vữa về thì không đủ để lấp đầy thể tích 1m3. Trong định mức 1,025 thì 0,025 là hao hụt khâu thi công dùng để bù đắp hao hụt do nhiều lý do sau đây: 

1. Dính khuôn, rơi vãi, co ngót, thực tế sẽ có võng và nở bụng cốp pha cũng làm hao bê tông

2. Rủi ro đổ đi cả mẻ do: gọi thừa, gọi thiếu, gọi thêm bê tông... đang đổ bê tông thì trời mưa, nước xi măng chảy phải xử lý...

3. Làm sản phẩm gì cũng có tỷ lệ hỏng nhất định, có sai lệch, thi công sai còn bù đắp lại

4. Gián đoạn kỹ thuật phải đục bỏ... bù lại

5. Một xe bê tông phải lấy mẫu, mỗi lần đổ phải thụt rửa đường ống và vận chuyển dư...

Phải xét trên tổng thể cả quá trình thi công, lúc điều kiện thi công tốt đẹp bù đắp cho lúc điều kiện không được tốt. Bình quân tất cả những hao hụt nói trên là 0,025.

Ví dụ: Giả sử bạn đổ khoảng 50m3 (cộng trung bình mỗi lần đổ sàn, cột, vách chia ra). Vậy sẽ gọi khoảng 05 xe bê tông, mỗi xe lấy mẫu thí nghiệm bằng xe rùa khoảng 0,06m3. 0.06*5=0.3m3, đổ xong đít bơm thừa khoảng 0.8m3. Vậy đổ 50m3 đó cần 50+0,3+0,8=51,1m3 rồi. Riêng hao phí lấy mẫu này đã xấp xỉ theo định mức 50*1,025=51,25m3 rồi.

Nhìn vào trong định mức bạn sẽ thấy nó nói cho ta nhiều điều nếu bạn hiểu: Biện pháp thi công, dây chuyền thi công, quy cách công việc... Nắm bắt được điều trên sẽ giúp các kỹ sư cả ở khâu bảo vệ kết quả trong nhiều trường hợp đối tác vặn vẹo, đòi cắt, giải trình...

Bê tông thương phẩm có rất nhiều ứng dụng và dễ làm nên được sử dụng phổ biến vào các công trình xây dựng. Tuy nhiên, bê tông có độ hao hụt nhất định nên cần nắm rõ và cần phải tính toán lượng hao hụt một cách chính xác để có thể lên kế hoạch mua vật liệu, đổ bê tông tránh bị thừa, thiếu gây lãng phí nguyên vật liệu và tiền của.

Gọi ngay