Có nên thiết kế giếng trời cho nhà ống???
Ở những thành phố lớn “đất chật người đông” thì những ngôi nhà ở đây luôn bị hạn chế mặt thoáng, thiếu ánh sáng tự nhiên 3 mặt ngôi nhà bị giáp với các công trình khác. Nhằm giải quyết vấn đề thiếu ánh sáng tự nhiên, việc thiết kế thêm giếng trời khi xây nhà giúp hạn chế được phần nào tình trạng này.

Tuy giếng trời có thể gIải quyết được tình trạng thiếu ánh sáng cho các ngôi nhà ống, nhưng không phải tất cả ngôi nhà đều có thể xây dựng giếng trời. Bởi
vì giếng trời cũng có những nhược điểm riêng và khi xây thêm giếng trời cho
ngôi nhà cần đảm bảo được độ an toàn, kỹ thuật cung như tính thẩm mỹ cho ngôi
nhà.
1. Thế nào là giếng trời
1.1. Khái niệm về giếng trời
Giếng trời là một thiết kế không bắt buộc đối với một ngôi
nhà, nó là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng
đứng.
Hiện nay giếng trời xuất hiện rất nhiều trong các ngôi nhà
hiện đại đặc biệt là ở các thành phố lớn, do ở đây những thành phố này, nhà thường
bị vây kín, không có mặt thoáng và nhận được ánh sáng mặt trời. Vậy nên, giếng
trời có vai trò giúp gia tăng thêm sức sống cho ngôi nhà ống và giếng trời vẫn
sẽ là xu hướng xây nhà trong những năm tiếp theo.
1.2. Cấu tạo của giếng trời
Giếng trời trong nhà ống sẽ có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Phần đỉnh giếng: Là phần trên cùng của giếng trời để chiếu
sáng và thông gió, có thể có mái hoặc không có mái và thường lắp khung mái, hoa
sắt xung quanh.
+ Thân giếng: chiếu sáng cho các tầng bên trên
+ Đáy giếng: Là phần ở dưới tầng trệt, thường được sự dụng vào mục đích trang trí như hòn non bộ, cây cảnh, chậu hoa.
Thiết kế giếng trời cho nhà ống
2. Ưu – nhược điểm của giếng trời
2.1. Ưu điểm
Chiếu sáng: Những ngôi nhà ống có đặc điểm là mặt tiền hẹp,
nhưng chiều dài lại sâu vào bên trong, hơn nữa lại xây tiếp giáp 3 mạt với các
công trình khác liền kề, khiến cho ngôi nhà thường không có ánh sáng tự nhiên
chiếu vào. Thế nhưng khi xây thêm giếng trời theo hướng thẳng đứng từ trên xuống,
thì ánh sáng được chiếu từ mái giếng trời xuống đáy giếng, giúp cho không gian
không nhà trở nên sáng sủa hơn.
Thông gió, điều hòa không khí: Ngoài việc lấy được ánh sáng
tự nhiên lan tỏa cho ngôi nhà, thì giếng trời cũng có chức năng lấy gió tự
nhiên, giúp diều hòa không khí trong không gian ngôi nhà, thúc đẩy lưu thông với
không khí bên ngoài ngôi nhà.
Tiết kiệm điện năng: Việc lấy ánh sáng và gió tự nhiên giúp
cho ngôi nhà trở sáng sủa và thoáng mát hơn, đồng nghĩa với việc chủ nhà không
cần dùng các thiết bị điện cho việc thắp sáng hay làm mát không khí
Tiết kiệm điện năng: Nhờ có giếng trời, không gian nội thất
trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn, nhờ đó chúng ta tiết kiệm được năng lượng điện
cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng, mang lại hiệu quả kinh tế.
Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Đáy giếng trời có thể tận dụng
để trang trí, tô điểm cho phong cách ngôi hà, đặc biệt khi kết hợp với nội thất
phòng ăn hay phòng khách.
2.2. Nhược điểm
Âm thanh vang vọng trong nhà: Giếng trời có hình dạng và tính
chất của một ống hình thẳng đứng, cho nên các âm thanh xuất hiện trong giếng trở
nên rất vang và rõ. Nếu có người nói chuyện ở tầng dưới thì những người ở tầng
trên cúng có thể nghe thấy, điều đó sẽ làm mất đi sự riêng tư hoặc làm phiền lẫn
nhau
Thoát nước ở đáy giếng với giếng trời không có mái che: Vào những khi trời mưa, với những giếng trời không có mái che thì đáy giếng rất dễ bị ngập úng nếu không có một hệ thống thoát nước hoạt động tốt. Luôn phải đảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn(cửa, vách, tường) ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa bắn làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
Dư thừa ánh sáng vào mùa hè: Việt Nam là cùng nhiệt đới gió
mùa, vì vậy thời gian có nắng rất dài đặc biệt là vào mùa. Nắng mùa hè, nhất là
các khu vực miền bắc, nắng buổi trưa chiếu thẳng xuống đáy giếng có thể gây thừa
ánh sáng, chói lóa.
3. Cách thiết kế giếng trời phù hợp
3.1. Thiết kế giếng trời phù hợp kiến trúc
Diện tích tối thiểu và kích thước giếng trời: Rât nhiều người
thắc mắc không biết nên để diện tích và kích thước của giếng trời bao nhiêu là
phù hợp. Theo quy định trong ngành kiến trúc, thì diện tích mà giếng trời phải
có tối thiểu 450 x 450 (cm), để có thể vừa đủ cho cho một người trưởng thành
lên xuống. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì khi thiết kế giếng trời cần
phải tận dụng tối đa kích thước giúp mức độ thông thoáng của ngôi nhà đạt sự tối
ưu nhất. Kích thước giếng trời hợp lý theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện
tích sàn (đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn
(phòng có ít hoặc không có cửa sổ).
Ví dụ như với những ngôi nhà có chiều dài lớn hơn 10 mét thì
giếng trời có thể thiết kế xây dựng với chiều rộng 1 – 2 mét (điều chỉnh theo độ
cao của trần nhà, trần nhà càng cao thì chiều rộng của giếng trời càng được kéo
dài). Còn với những nhà ống có diện tích trung bình, không quá nhỏ cúng không
quá lớn thì có thể để giếng trời rộng từ 4 – 6 mét. Cần phải điều chỉnh tỉ lệ
kích thước của giếng trời với kích thước của ngôi nhà sao cho phù hợp vừa tạo
được một không gian mát mẻ, thoáng rộng cho ngôi nhà, vừa có không gian sinh hoạt
hợp lý, hài hòa với nhau.
3.2. Thiết kế giếng trời phù hợp với phong thủy
Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, đồng thời cũng có chức
năng trao đổi dòng không khí và năng lượng giữa môi trường trong - ngoài ngôi
nhà giúp năng lượng trong nhà được cân bằng à, do đó giếng trời phải được bố
trí phù hợp phong thủy. Vì vậy ngoài việc để giếng trời có thể thụ được khí tốt
thì hình dáng của chúng cũng phải phù hợp với ngũ hành – phong thủy của ngôi
nhà.
Cũng như ngôi nhà, giếng trời được coi là hợp phong thủy phải
thuộc những cung vận tốt như cung Tài lộc, Thiên mạng. Tuy không nhất thiết phải
có một hướng cụ thể những khi đặt giếng
trời thì nên kiêng kị đặt theo hướng bắc của ngôi nhà.
Giếng trời có tác dụng chính là hấp thu ánh sáng tự nhiên,
giúp không khí trong nhà lưu thông với môi trường bên ngoài, điều này trong
phong thủy đươc gọi là cân bằng âm dương. Vì vậy nếu vị trị của giếng trời được
đặt tại khoảng giữa của ngôi nhà thì giúp kích hoạt luồng khí, tăng cường tính
hoạt động của Trung Cung Dương Cơ. Nhưng với những ngôi nhà không quá sâu, diện
tích nhỏ mà không bị tối, không có các phòng kẹp giữa không nhất thiết phải bố
trí giếng trời ở giữa. Với những ngôi nhà như này thì vị trí đặt giếng trời phù
hợp là ở phía sau nhà, được thông thiên lên mái và tạo thông gió cho nóc buồng
thang, kết hợp với sân phơi, sàn nước là đủ.
Nếu giếng trời không đặt được vị trí trung cung của ngôi nhà
thì nên đặt tại các vị trí mà có cung hợp phong thủy hơn. Ví dụ như ngôi nhà bị
xiên thì người ta sẽ thường đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết
này.
4. Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà ống
Bản thân giếng trời đã là điểm nhấn thu hút của ngôi nhà nên
việc trang tí cho giếng trời không cần phải quá chi tiết và rườm rà. Vì là một
không gian thoáng hấp thu ánh sáng và thông gió, nên chỉ cần trang trí giếng trời
sao cho thông thoáng và nhẹ nhàng
Để cho vai trò chiếu ánh sáng và lưu thông không khí của giếng
trời được phát huy tối đa thì không nên để quá nhiều đồ vật ở giếng trời, như vậy
sẽ làm cản trở việc chiếu sáng và lưu thông trao đổi không khí.
Phải đảm bảo các chức năng của giếng trước khi trang trí để
tránh tình trạng không phù hợp với kiến trúc, không gian sinh hoạt và một số vấn
đề khác.
Chú ý đảm bảo an toàn trên các tầng mà chiều dài giếng trời
đi qua, tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Nếu ngôi nhà đã đủ lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết, trong
khi diện tích không dư giả thì nên cân nhắc và tốt nhất có nên thiết kế giếng
trời hay không.