Chống thấm cho ngôi nhà
Trên 10 năm thi công sửa chữa nhà ở, căn hộ tập thể, chung cư, các cơ quan công sở ở Hà Nội, công ty Bình Phương đã chứng kiếm nhiều hiện tượng thấm, ngấm, dột. Có nhiều bức tường nhà có hiện tượng chảy nước, thấm nước hoặc ẩm mốc trong các trạng thái thời tiết mưa to, mưa nhỏ, mưa lâu ngày hoặc khí hậu ẩm thấp, thậm chí trong lúc thời tiết tạnh ráo, nắng mà tường nhà vẫn chảy nước, thấm nước thành giọt hoặc ướt.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, dột, ngấm, tuy nhiên chúng tôi tạm phân ra thành các nguyên nhân chính sau:
Do thời gian: Theo khoa học vật liệu thì vật liệu xây dựng thông thường đối với nhà ở Việt Nam nói chung hiện nay có trạng thái tốt trong khoảng từ 10 đến 15 năm, trạng thái bắt đầu xuống cấp trong khoảng từ 15 đến 30 năm, từ 30 năm đến 40 năm là trạng thái cần đề phòng cảnh giác, và từ 40 năm đến 50 năm thi tốt nhất là phá đi xây mới ngôi nhà khác. Vì vậy, đến năm thứ 10 hầu hết tường nhà đã xuống cấp, rạn nứt, xi măng đã mất dần tính keo dính, hóa dần thành đất, thành cát, dẫn đến tình trạng nước, hơi nước, hơi ẩm xuyên qua bức tường bắt đầu xảy ra - đây được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tường thấm, ẩm, mốc…. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ khiến các điểm yếu trên bức tường như lỗ giáo, khe nối tường - trần, các mối tiếp giáp với các nhà bên cạnh không có không gian để xử lí tốt khiến phía ngoài tường thấm dột. Các hệ thống ống cấp thoát nước, dây điện bên trong tường khi đó cũng bị ăn mòn, mục nát, đứt hỏng, làm cho bức tường bị phá từ trong ra, từ ngoài vào (lớp sơn hay vôi ve bên ngoài giờ đây đã hỏng và nếu có sơn mới vào thì độ bám dính cũng không còn tốt vì tường đã cũ, bên trong tích ẩm lâu ngày không mút sơn vào phía trong được nữa)…
Do thời tiết khí hậu: Việt Nam là đất nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm rất cao, chính vì vậy mà tuổi thọ của ngôi nhà được xây dựng tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài hai nguyên nhân chính bên trên thì hiện tượng thấm tường cũng bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khác như: Kết cấu và vật liệu xây nhà, các trận rung chấn ảnh hưởng đến khu vực nhà ở, cách sử dụng hoặc trang bị thiết bị không đúng cách.

2. Cách giải quyết
Nếu nhà xây được 10 đến 15 năm, ta nên cạo bỏ thật sạch lớp sơn bả trên tường, phơi khô, nên triển khai vào mùa hè, để trong tường khô kiệt, hơi nước, hơi ẩm không còn..rồi có thể quét xi măng hoặc hiện nay trên thj trường có các dung dịch chống thấm rất tốt, nó là dạng dung dịch keo dính, bổ dung chất bám dính cho gạch, cát,.. trong tường cũ đã cạn kiện, sau đó sơn bả lại: khuyến cáo nên dung sơn bả loại tốt vì ngoài việc bảo vệ bức tường, sơn tốt con là lớp keo không những bảo bệ bức tường mà còn bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Nếu ngôi nhà bạn được xây dựng từ 15 năm trở lên, thì bạn nên tróc bỏ lớp vữa trát trên tường đi, và trát lại toàn bộ tường nhà, cả trong và ngoài là tốt nhất, nếu không một mặt cũng được, sau đó sơn bả hoặc thiết kế một diện mạo mới cho ngôi nhà bạn.
Chú ý: không nên dung vật liệu nhựa, gỗ… để ốp vào tường đã ẩm mốc , xấu cũ quá, vì như vậy vật liệu mới ấp vào sẽ nhanh hỏng nhưng quanh tường nhà bạn sẽ nhanh chóng ẩm mốc mạnh hơn, đây chính là nguyên nhân tạo ra nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh cho con người, gây ra môi trường sống không tốt, không khí ô nhiễm….