Cách chống thấm mái nhà bê tông
Sàn mái nhà cũng như trần nhà là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết từ nắng nóng đến mưa rào. Chính vì vậy, nếu quá trình thi công trước đó không đạt tiêu chuẩn yên cầu, các hiện tượng như nứt sàn mái, thấm dột, mọc rêu mốc, loang nước,… là điều dễ gặp. Không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm một giải pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất.

1. Tìm hiểu nguyên nhân làm cho mái nhà bê tông bị thấm dột
Trước
khi tiến hành công tác thi công chống thấm sàn mái nhà, chúng ta sẽ cần tìm hiểu
cụ thể nguyên nhân tại sao lại bị thấm dột. Đó có thể là do:
Hoạt
động chống thấm sàn mái trước đó sử dụng vật kém chất lượng hoặc không phù hợp,
không có khả năng đàn hồi, dễ bị co ngót, lão hóa, và không phục hồi lại được
khi thời tiết thay đổi.
Kỹ
thuật thi công chống thấm sàn mái bằng sika không đảm bảo, lượng keo quá mỏng,
hiệu quả không đạt.
Chống
thấm sàn mái bằng màng khò nóng không dán khít mép của các tấm. Thi công không
đạt yêu cầu khiến cho nước dễ dàng xâm nhập qua sau chỉ 1 thời gian ngắn.
Hệ
thống thoát nước kém, khiến nước mưa ứ đọng lại dài ngày liên tục trên sàn mái.
Không
kiểm tra thử nước trước khi hoàn thiện hay lát gạch, do đó không thể khắc phục
kịp thời.
2. Xem mức độ thấm dột và tìm giải pháp sửa chữa
Tùy
thuộc vào mức độ thấm dột của trần nhà, các đơn vị chống thấm sẽ tư vấn cho gia
chủ cách chống thâm sao cho vừa chất lượng vừa tiết kiệm nhất.
Trần
nhà bị thấm dột từ trên mái: Trường hợp này có thể áp dụng chiêu trâm bít vết nứt
trên máng xối. Đồng thời, dùng hỗn hợp xi măng cát, chất chống thấm có độ dày
1cm. Nếu như việc trạm bít không còn hiệu quả, bạn có thể sử dụng những tấm tôn
mỏng để che nước cho vết nứt. Hoặc đơn giản sử dụng máng xối cạn bằng máng xối
sâu hơn, hay đem đục thêm lỗ thoát nước để tránh trường hợp nước tràn lên mái.
Trần
nhà thấm dột ở mức độ vừa phải: Hiện tượng thấm dột sẽ tạo ra hiện tượng trần
nhà sẽ có biểu hiện ố vàng, loang nổ, có vết chân chim….Lúc này, giải pháp khắc
phục tốt nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm, có đặc tính khô nhanh trong một
vài giờ đồng hồ.
Trần
nhà thấm dột nghiêm trọng: Nếu trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng sẽ thấy nước
nhỏ thành giọt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Khi đó, cần phải đập bỏ lớp trần bị
thấm, đồng thời phủ lên lớp sợi thủy tinh và keo chóng thấm rồi quét lại như
ban đầu.
Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác hiệu quả là bạn hãy sử dụng cách be mặt mái bằng cốp pha kín, đổ xi măng và vữa để chúng qua các khe rỗng, ngấm vào bề mặt bê tông, khi ngưng kết bê tông sẽ liên lại bằng việc trám những khe rỗng này, xử lí lại bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
3. Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp
Hiện
có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau cho mái nhà bê tông như: sử dụng màng
chống thấm, hay dùng phụ gia chống thấm…Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp
sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa mang lại hiệu quả cao.
Các
loại màng chống thấm: Trên thị trường, hiện có bán nhiều loại màng chống thấm
mà bạn có thể tìm mua dễ dàng như: màng khò nóng, màng dán lạnh. Ưu điểm của những
loại màng này là khả năng chống thấm rất tốt, độ bền rất cao bạn có thể an tâm
sử dụng.
Các
vật liệu phun hoặc quét tạo màng: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, có thể
phun hoặc quét lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác
động của điều kiện thời tiết làm thấm dột.
Phụ
gia chống thấm: Dùng phụ gia chống thấm trộn cùng các vật liệu xây dựng sẽ giúp
tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, góp phần nâng cao khả năng chống thấm
cho trần nhà bằng bê tông.
Hóa
chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng: cách chống thấm này cũng
tương đối dễ thi công. Tuy nhiên, nhược điểm loại vật liệu này là hạn chế khi bị
ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường
người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở tầng hầm, hố
thang máy.
4. Thi công chống thấm cho mái nhà
Mỗi
loại vật liệu chống thấm dột có quy trình thi công khác nhau. Nhìn chung, xử lý
bề mặt chống thấm đều phải tuân thủ những quy tắc chung sau:
Bước
đầu tiên, đục bỏ những lồi lõm trên bề mặt để tạo thành mặt bê tông phẳng. Ở
các hỗ bị nứt, đục thành rãnh chữ V với độ sâu khoảng 2cm để xử lý trám đấy vết
nứt bằng những vật liệu chống thấm có khả năng giãn nở, co ngót tốt. Có thể
dùng giấy nhám chà cho bề mặt bê tông cho phẳng sẽ giúp công đoạn thực hiện chống
thấm được hiệu quả hơn.
Bước
thứ hai, vệ sinh bề mặt bê tông sạch sẽ, có thể dùng máy hút bụi làm sạch bề mặt
để tăng hiệu quả chống thấm. Nhưng lưu ý chỉ nên thực hiện chống thấm dột khi bề
mặt thật sạch sẽ để tạo độ bám dính tốt nhất.
Trên
đây chúng tôi đã cung cấp cho quý khách cái nhìn tổng quan nhất về quy trình chống
thấm cho mái nhà bê tông. Chúng tôi vẫn khuyên bạn nên thực hiện khâu chống thấm
ngay từ đầu để mang lại hiệu quả cao nhất thay vì đợi dột mới chống thấm hay dột
đến đâu chống thấm đến đó.