Bảng giá ngói lợp mái nhà
Việc sử dụng ngói làm mái nhà trong xây dựng đã được con người dùng từ xa xưa. Theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì hiện nay không chỉ có ngói đất nung mà còn có thêm nhiều nhiều loại ngói khác với những đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại gói có trên thị trường hiện nay.

Trong quá trình xây dựng và sửa chữa nhà cũ, việc tìm hiểu
công dung, chất lượng, giá thành của từng loại nguyên vật liệu sẽ giúp bạn cân
đối được chi phí cần sử dụng đồng thời cũng sẽ tránh việc các chi phí phát sinh
thêm
1. Các loại ngói
1.1. Ngói đất nung
1.1.1. Ngói đất nung là gì
Ngói đất nung là loại ngói được làm chủ yếu từ đất sét và trải
qua rất nhiều các công đoạn như ủ đất, cán, nhào, đùn ép…tạo thành những tấm nhỏ
(galet). Những tấm nhỏ (galet) này sẽ tiếp tục được phơi ủ và tạo hình quan
phương pháp dập dẻo. Tên các loại loại đất nung được đặt dựa trên hình dáng và
vị trí mà ngói được dùng.
Đất sét sau khi trải qua các bước cơ bản thì tạo thành các ngói mộc ngói cơ bản nhất). Ngói mộc sẽ được sấy khô đến mức độ ẩm cần thiết (có thể tráng men hoặc không) rồi mới được cho vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 1000 – 1150 độ C. Ở mức nhiệt này đất sét sẽ kết khối, rắn chắc lại nên có độ hút nước thấp và hình dáng ổn định.
Ngói đất nung
1.1.2. Ưu điểm
Vì sử dụng nguyên liệu chính là đất sét lại được nung ở nhiệt
độ rất cao, vì thế mà bề mặt ngói đất nung trở nên kết khối, rắn chắc, có khả
năng chống thấm, không chịu tác động của của môi trường (mưa, tuyết, băng tan,
sự bào mòn không khí có hơi muối…). Ngói đất nung có khả năng kháng lửa, có tuổi
thọ lên đến 100 năm hoặc hơn và hầu như không cần bảo dưỡng gì. Ngói đất sét
nung cũ vẫn có thể dùng để lợp lại mái khác.
1.1.3. Nhược điểm
Trọng lượng của khói đất nung tương đối lớn, vì vậy khi lắp
đặt khói đất nung, để đảm bảo an toàn cho công trình thì bộ khung và tường của
công trình cần phải chắc chắn.
Khi lắp đặt khói đất nung thì yêu cầu thợ phải có trình độ kĩ
thuật và kinh nghiệm nhất định.
Vì quá trình sản xuất và chất lượng tương đói cao nên giá của đất nung cũng khá đắt so với một số loại ngói khác.
1.2. Ngói xi măng, ngói không nung, ngói màu
Loại ngói này được làm từ nguyên vật liệu chủ yếu là vữa xi
măng và sơn phủ bột màu. Để tạo hình dạng cho ngói thì chỉ cần đổ vữa xi măng
vào các khuôn kim loại và được nén lại mà không cần phải nung, sau khi thành
hình chuyển sang bước bảo dưỡng trong khoảng thời gian nhất định
Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng 2 công nghệ chính để phủ
sơn lên ngói: công nghệ khô và công nghệ ướt.
+ Công nghệ phủ màu
ướt: Dây là công nghệ được các nhà sản xuất ứng dụng nhiều nhất. Công nghệ ướt
có khả năng hòa bột màu vào vữa xi măng và phun trực tiếp lên bề mặt ngói ngay
khi chúng còn ướt, như vậy sẽ giúp ngói giữ màu được lâu hơn.
Công nghệ phủ màu khô: Sau khi sấy khô, bề mặt ngói sẽ được
phun sơn acrylic (việc phun sơn này tương đối đơn giản), nhưng chúng lại không
tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa sơn và bề mặt ngói, dẫn đến việc màu sơn
không giữ được lâu dài, nhất là sơn acrylic có tính nhạy cảm cao với tia cực
tím
1.3. Ngói composite
Ngói composite sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại hơn so với
2 loại ngói trên, công nghệ sản xuất này sẽ giúp ngói composite có hệ số giãn nở
thích hợp với từng vùng khí hậu
2. Kinh nghiệm chọn ngói lợp mái
Trong quá trình thi công cần theo dõi để đảm bảo an toàn cho
ngói không bị vỡ trong quá trình vận chuyển.
Khi chọn ngói nên chú ý yếu tố phong thủy, đảm bảo được sự
hòa hợp cho toàn bộ ngôi nhà.
Nên lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư uy tín để đảm bảo được
chất lượng cũng như giá thành của ngói
tìm một đơn vị tư vấn thiết kế, vậy là điều duy nhất bạn cần
làm đó là chuẩn bị chi phí và đưa ra nhu cầu, sở thích của mình
3. Bảng giá một số loại ngói
